Trong 3 năm, 300 nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên, Việt Nam đã ghi ghép và lưu trữ hàng ngày các thông tin về hoạt động canh tác của họ. Thông tin thu được từ các số liệu này được trình bày trong Báo cáo phân tích Nhật ký nông hộ.
Các phát hiện bao gồm:
- Hiệu quả về môi trường của nông dân đã được cải thiện, và chênh lệch tiền lương giứa hai giới đã được thu hẹp;
- Hiệu quả sử dụng lao động và việc tối ưu hóa vốn đầu tư đã một phần bù đắp cho việc rớt giá cà phê: đáng buồn là, tỷ lệ của những người nông dân rất nghèo lại tăng lên;
- Hiệu quả về dinh dưỡng đã được cải thiện nhưng có thể được tối ưu hóa hơn nữa nhằm nâng cao năng suất và tránh làm cạn kiệt chất dinh dưỡng đất;
- Trình độ học vấn của nông dân, thời gian dành để tỉa cây cà phê và lượng bón kali có tương quan tích cực với năng suất.
Các chủ đề khác trong báo cáo bao gồm hiệu quả của hoạt động nông lâm kết hợp đối với năng suất và việc sử dụng phổ biến hoạt chất glyphosate.
Báo cáo này được lập bởi Agri-Logic cho Chương trình sáng kiến cảnh quan bền vững (ISLA) tại Việt Nam, được thực hiện bởi IDH, và các đối tác gồm Acom (thuộc tập đoàn Ecom) và Công ty TNHH Olam Vietnam.
Cùng với sự đồng tài trợ từ ISLA, JDE Coffee và Lavazza, ACOM và OLAM đã và đang thực hiện các dự án ở cấp cảnh quan trong chuỗi cung ứng cà phê tương ứng của từng công ty. Một hợp phần của những dự án này là việc thực hiện Nhật ký Nông hộ.
Nhật ký nông hộ:
- Cung cấp các dữ liệu chi tiết về hiệu quả của nhiều loại cây trồng cho các nông dân và các nhóm nông dân tham gia;
- Hỗ trợ các công ty thấu hiểu hơn về hiệu quả canh tác của các nhà cung cấp của mình; và;
- Cung cấp các thông tin có chiều sâu, đáp ứng được các mục tiêu mà ISLA đề ra.